top-banner
top-banner
Đăng nhập
0

Tìm hiểu máy ảnh : Khẩu độ, độ sâu trường ảnh

Ngày đăng: 22/03/2018Lượt xem: 4962



Khẩu độ là độ mở của ống kính cho ánh sáng đi vào cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 22 ...khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ.
Khái niệm khẩu độ dùng để chỉ một nhóm các lá nhỏ được tích hợp vào ống kính. Dù có kích thước nhỏ, khẩu độ đóng vai trò rất quan trọng trong biểu đạt nhiếp ảnh.

- Khẩu độ càng lớn (có nghĩa là số f càng nhỏ), thì hiệu ứng bokeh càng lớn.
- Khẩu độ càng nhỏ (có nghĩa là số f càng lớn), thì vùng đúng nét (độ sâu trường ảnh) càng lớn.
- Lượng ánh sáng đi vào cảm biến có thể được kiểm soát bằng cách mở/khép khẩu.
Khẩu độ cho phép chúng ta kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính. Khi mở khẩu, lượng ánh sáng nhiều hơn có thể đi vào, và ngược lại, khi khép khẩu, lượng ánh sáng ít hơn có thể đi vào ống kính. Giá trị chữ số về chênh lệch khẩu độ được gọi là số f. Các số f tiêu chuẩn là: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8… v.v. Mở khẩu sẽ giảm số f trong khi khép khẩu sẽ tăng số f.Khi số f thay đổi, không chỉ lượng ánh sáng đi vào máy ảnh thay đổi, mà kích thước của vùng ảnh đúng nét cũng thay đổi. Số f càng nhỏ, vùng ảnh đúng nét càng nhỏ. Ngược lại, số f càng lớn, vùng ảnh đúng nét càng lớn. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh.Ở số f nhỏ nhất, bạn có được "khẩu độ tối đa". Khẩu độ này cho phép lượng ánh sáng lớn nhất có thể đi vào, và cũng là khi bạn có được hiệu ứng bokeh nổi bật nhất.

Cơ Chế & Hiệu Quả của Khẩu Độ
Điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào thân máy ảnh và kiểm soát hiệu ứng nhòe nền sau
Khi mở khẩu, số f sẽ giảm. Vùng đúng nét của ảnh sẽ giảm, và hiệu ứng bokeh sẽ nổi bật hơn (hay "lớn hơn"). Ngược lại, khi khép khẩu, số f sẽ tăng. Vùng đúng nét sẽ tăng, và hiệu ứng bokeh trở nên ít rõ hơn.
Độ Sâu Trường Ảnh
Hiệu ứng bokeh cũng nổi bật hơn khi khoảng cách lấy nét gần nhất ngắn hơn. Phạm vi lấy nét (vùng ảnh đúng nét) được gọi là "độ sâu trường ảnh". Khi phạm vi này nhỏ, nó được gọi là "độ sâu trường ảnh nông". Tương tự khi phạm vi này lớn, đây là "độ sâu trường ảnh sâu".

Mối quan hệ giữa khẩu độ và Giá Trị Khẩu Độ (số f)

Số f là giá trị cho biết kích thước mở tạo bởi các lá khẩu. Độ mở càng hẹp, số f càng lớn. Việc điều chỉnh độ mở này được gọi là ‘mở khẩu’ hoặc ‘giảm khẩu.

Các thiết lập phơi sáng, cũng thường được các nhiếp ảnh gia gọi là "f stop" cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Các thiết lập này cũng được gọi là "EV", hoặc giá trị phơi sáng. Tăng 1 stop khẩu độ sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Ngược lại, giảm 1 stop khẩu độ sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Đối với hầu hết các máy ảnh DSLR, ngoài 1 stop tiêu chuẩn, bạn còn có thể cài đặt số stop ở các khoảng tăng 1/2 và 1/3. Ví dụ, nếu bạn cài đặt 1/3 stop, phạm vi một stop hoàn chỉnh giữa f/2.8 và f/4 được chia thành 3 phần, do đó nó trở thành f/2.8→f/3.2→f/3.5→f/4. Việc sử dụng 1/3 stop cho phép bạn có thể tinh chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.

Được tích hợp vào ống kính, khẩu độ là một bộ phận quan trọng điều chỉnh lượng ánh sáng đến được cảm biến hình ảnh bằng độ mở của nó. Lượng ánh sáng lớn đi vào khi khẩu độ mở, trong khi cường độ ánh sáng sẽ giảm khi khẩu độ được thu hẹp.
Bên cạnh chức năng của nó như một cái “van” điều tiết ánh sáng, khẩu độ cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh khu vực lấy nét. Khi khẩu độ được mở rộng, nó sẽ cô lập nền trước với nền sau làm cho đối tượng ở nền sau trở nên sắc nét và đối tượng ở nền sau bị nhòe đi. Ngược lại, khi khẩu độ nhỏ, nó sẽ làm cho tất cả đối tượng ở nền trước lẫn nền sau được sắc nét. Khu vực lấy nét được gọi là ‘độ sâu trường ảnh.

Khẩu Độ Lớn
Khi bạn chụp ảnh với khẩu độ được mở hết, khu vực lấy nét trở nên hẹp hơn, và nền sau bị nhòe đáng kể.
Khẩu Độ Nhỏ
Bằng cách chụp ảnh với khẩu độ nhỏ, kết quả sẽ là ảnh sắc nét cả ở nền trước lẫn nền sau.


Hãy cẩn thận không giảm khẩu quá mức
Lưu ý rằng chất lượng hình ảnh có thể bị giảm nếu sử dụng khẩu độ không chính xác. Khi bạn giảm khẩu quá nhiều, hiện tượng ‘nhiễu xạ’ sẽ xuất hiện, dẫn đến phản xạ không đều quanh các lá khẩu. Điều này là do độ mở quá hẹp để ánh sáng đi qua. Nói chung, giá trị khẩu độ f/8 đến f/11 là đủ ngay cả khi bạn muốn tạo ra một ảnh sắc nét với khu vực lấy nét rộng, chẳng hạn như ảnh phong cảnh.



Khẩu độ tối đa của một ống kính có nghĩa là gì?

Khẩu độ tối đa của một ống kính là chức năng nghịch đảo của đường kính hiệu dụng của ống kính chia cho độ dài tiêu cự. Giá trị này thường được dùng để cho biết độ sáng khi khẩu độ được mở hết, với giá trị càng nhỏ thì càng hiệu quả để chụp ở một địa điểm thiếu sáng. Ngoài ra, giá trị khẩu độ tối đa có thể khác nhau tùy độ dài tiêu cự trên một số ống kính zoom.
Khẩu độ tối đa khác nhau tùy ống kính

Có các ống kính zoom có số f lớn được cung cấp như f/3.5-5.6. Các ống kính này được gọi là "ống kính zoom có khẩu độ khả biến", trong đó khẩu độ thay đổi theo độ dài tiêu cự. Trong trường hợp ống kính EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM, khẩu độ (số f) ở đầu góc rộng (24mm) là f/3.5, và khẩu độ ở đầu tele (105mm) là f/5.6. Các ống kính có khẩu độ không thay đổi ngay cả khi độ dài tiêu cự thay đổi được gọi là "ống kính zoom khẩu độ cố định".



Nếu khẩu độ tối đa của một ống kính là f/3.5, giá trị này được cho biết dưới dạng ’1:3.5′ trên ống kính. Nếu nó cho biết ’1:3.5-5.6′ trên ống kính zoom, thì có nghĩa là khẩu độ tối đa là f/3.5 ở đầu góc rộng, và f/5.6 ở đầu tele.

A: Khẩu độ tối đa (đầu góc rộng)

B: Khẩu độ tối đa (đầu tele)

BÀI VIẾT KHÁC

Kỹ thuật nhiếp ảnh Stroboscopic...Bạn đã thử chưa ? 13/10/2017 5753

13/10/2017 5753

Kỹ thuật này yêu cầu chụp trong không gian tối (sân khấu, studio..) và không có ánh sáng ngoại cảnh tác động vào. Sử dụng stroboscopic khi cần chụp các chủ thể di chuyển. Mỗi lần chớp đèn sẽ khiến chủ thể như “đóng băng” và tạo chuỗi ảnh chuyển động liên

Những khoảnh khắc thú vị Khi Chụp ảnh côn trùng 28/07/2021 2599

28/07/2021 2599

Côn trùng có thể có kích thước nhỏ bé, nhưng chúng chắc chắn không thiếu cá tính. Hãy dành một hoặc hai giờ trong khu vườn của mình để khám phá những tập tính thu hút của chúng, chẳng hạn như săn mồi, kiếm ăn và thậm chí là giao phối.

Thủ Thuật Điều Hướng Dội Đèn Flash Trong Chụp Ảnh 21/08/2021 2990

21/08/2021 2990

Thủ Thuật Điều Hướng Dội Flash Trong Chụp Ảnh là một kỹ thuật chụp ảnh với đèn flash trong đó bạn xoay đầu đèn flash Speedlite hướng vào một bức tường hoặc trần nhà, và phản chiếu ánh sáng từ các bề mặt đó và làm dịu ánh sáng từ đèn Speedlite.