top-banner
top-banner
Đăng nhập
0

NHIẾP ẢNH... Kiến thức cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 20/09/2017Lượt xem: 6186

Trong thời buổi bùng nổ công nghệ kỹ thuật số hiện nay, với các bạn đam mê và mới bắt đầu tìm hiểu về máy ảnh DSLR, để chọn mua một chiếc máy ảnh ưng ý thật không dễ, vì thiếu kiến thức căn bản về thiết bị, chưa phân biệt được DSLR với các dòng khác, kể cả các đời máy và phân khúc khác nhau trong cùng dòng kỹ thuật số, vì không đọc được các thông số trên từng dòng máy, dòng ống kính ... nên thường hay phân vân trước khi đưa ra sự lựa chọn đầu tư phù hợp. Với tiêu chí là người đồng hành cùng niềm đam mê của bạn, Mayanh24h xin chia sẻ chút kiến thức cơ bản để giúp các bạn được tự tin hơn khi lựa chọn sản phẩm, và tiết kiệm khá nhiều thời gian tìm hiểu.

Máy ảnh DSLR là gì ?
Viết tắt của cụm từ “digital single lens reflex” – tạm dịch là “máy ảnh kỹ thuật số ống kính phản xạ đơn”. Dòng máy này có thể tháo rời ống kính và thay đổi ống kính. Bạn có thể sử dụng một ống kính có dải tiêu cự từ góc rộng đến siêu tele, hoặc có thể đầu tư nhiều ống kính có tiêu cự khác nhau để sử dụng theo mục đích khác nhau.
Cảm biến ảnh ( Sensor )
Từ thuở đầu của nhiếp ảnh, máy ảnh lưu hình ảnh trên tấm kính hoặc tấm phim. Ngày nay, máy ảnh số tái tạo hình ảnh trên tấm cảm biến hình ảnh. Các tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm lưới. Mỗi photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại cảm biến ảnh CCD và CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến. Ở đây, chúng ta quan tâm đến Full-Frame và APS-C thôi.

Full frame: Không kể loại “medium format”, bộ cảm biến kích thước lớn nhất thường được gọi là “full frame” và có kích thước bằng tấm phim 35mm (24x36mm).
APS-C: Nhiều máy DSLR dùng bộ cảm biến nhỏ hơn, thường được gọi là APS-C – 22x15mm hoặc tương đương khoảng 40% diện tích của bộ cảm biến full frame.
Four Thirds System chỉ bằng 26% bộ cảm biến full frame.
APS-H như của EOS 1D Mark III bằng 61% full frame.
Foveon X3 của Sigma có kích thước bằng 33% full frame.
Một máy bỏ túi hay điện thoại có kích thước cảm biến ảnh là 1/2.5″ thì diẹn tích chỉ bằng 3% full frame.
Máy ảnh được chia ra nhiều phân khúc, từ mới bắt đầu( entry level ) , cho đến trung cao, bán chuyên và những dòng cao cấp về sau. Từng đời máy sẽ có những tính năng và ưu điểm khác nhau, tùy theo sở thích và túi tiền của bạn mà mính có thể yên tâm lựa chọn. 
Dòng khởi điểm, có thể kể đến 1 số đời máy điển hình như : Nikon D3300, Canon EOS 600D, Nikon D5300, Canon Rebel T5i, Nikon D5200...
Gọi nôm na là dòng giá rẻ, có nghĩa là nó cho phép người dùng bỏ ra một số tiền khiêm tốn nhất, chịu đựng nhiều sự thiếu thốn, nhưng vẫn có thể có được kết quả cuối cùng là có hình đẹp. Nếu hầu bao có giới hạn thì dòng khởi điểm vẫn đáp ứng tốt cho dù bạn phải nhìn vào ống ngắm tối tăm hơn, màn hình đơn điệu hơn, thao tác hơi bị rườm rà, cần phải cẩn thận hơn trong đo sáng và lấy nét và kể cả xử lý hậu kỳ...
Các dòng khởi điểm dĩ nhiên có thêm vài chế độ tiện lợi cho người mới, menu thân thiện hơn một chút, nhưng cũng phải chấp nhận 1 số khó khăn vật lý nhất định.
Dù sao thì hình ảnh được chụptừ máy dòng khởi điểm, khi chụp nắn nót, có thể coi là không thua kém bao nhiêu so với dòng trung cao khi bạn đã quen với những thao tác căn chỉnh cơ bản theo những nguyên lý của máy mà mình đang sở hữu



Những sản phầm dòng trung cao/ bán chuyên có thể điển hình như : Canon 760D , Nikon D7100, Canon EOS 70D , Nikon D610 body , Canon EOS 6D body .
Với những người mới bắt đầu nhưng có túi tiền kha khá thì nên bỏ qua dòng khởi điểm mà tới dòng trung cao / bán chuyên bởi những lý do sau:
– Đã là DSLR thì nguyên tắc sử dụng giống nhau, không hề có nghĩa dòng entry level ( Dòng khởi điểm ) dễ sử dụng hơn các dòng cao cấp hơn
– Dòng trung cao đem lại sự dễ chịu khi sử dụng
* Màn hình lớn, độ phân giải cao
* Thân máy lớn cầm vừa tay
* Ống ngắm quang sử dụng lăng kính năm mặt (pentaprism) thay vì gương phản chiếu (pentamirror) của dòng thấp cấp, nên nhìn qua ống ngắm sẽ sáng hơn nhiều. Ống ngắm quang thường có độ phóng đại cao và độ bao phủ 100% hoặc gần như 100% khung hình, không có chuyện chụp ra … vậy mà không phải vậy.
* Thân máy thường cứng cáp hơn (thậm chí là khung hợp kim) có bọc cao su tạo độ bám khi cầm
- Dòng trung cao đem lại sự chính xác hơn – chụp dễ “đúng” hơn
* Trong việc lấy nét
* Trong việc đo sáng
* Trong cân bằng trắng
– Dòng trung cao chụp được nhanh hơn / nhiều hơn trước khi đầy bộ nhớ đệm (buffer)
– Nhiều khả năng sử dụng AA filter đắt tiền hơn, nên chất lượng hình ảnh có thể sẽ nhỉnh hơn cho dù dùng chung cảm quang với dòng khởi điểm.
– Và nhiều thứ khác như quay phim Full HD, wireless flash …
Ống Kính
Việc bạn có thể thay thế sử dụng nhiều ống kính hoán đổi giúp bạn kiểm soát và sáng tạo được nhiều hơn hình ảnh thu nhận được. Chất lượng của ống kính quyết định chất lượng của hình ảnh được tạo ra, cho nên ống kính là yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh.
Nhiếp ảnh không phải là một môn nghệ thuật đơn giản, và do đó sẽ không có gì khó hiểu nếu sau vài tháng bạn vẫn chưa thực sự hiểu hết các thông số có trên ống kính.
Về cơ bản, có 4 nhóm ống kính:
- Ống kính tiêu chuẩn – standard
- Ống kính góc rộng – wide angle
- Ống kính tiêu cự dài – telephoto
- Ống kính đa tiêu cự – zoom
1 số yếu tố cơ bản cần biết để giúp bạn nắm rõ các thông số trên từng ống kính nhằm kết hợp với những kỹ thuật trên máy để có được những bức ảnh tuyệt vời nhất.  *Phân biệt ngàm ống kính
Máy ảnh DSLR là từ chung định danh dòng sản phẩm. Mỗi hãng sản xuất có hệ thống ống kính tương thích riêng với ngàm máy ảnh của họ. Vì vậy, phân biệt nhanh ngàm ống kính là phân biệt được mỗi thương hiệu máy ảnh DSLR. Chúng ta tập trung vào 4 ngàm của 4 thương hiệu máy ảnh sau:
- Ngàm EF / EF-S cho Canon (Electro-Focus)
- Ngàm F-mount cho Nikon
- Ngàm K-mount cho Pentax
- Ngàm A-mount cho Sony
* Tiêu cự
Nếu máy của bạn có ống zoom, trên ống kính sẽ có vòng xoay để phóng to và thu nhỏ (thực ra là thay đổi tiêu cự xa-gần). Vòng xoay này cũng cho biết bạn đang sử dụng tiêu cự nào.
55-200” ở bên trái là phạm vi tiêu cự sẵn dùng của ống kính. Vạch màu trắng chỉ số 55 ở bên phải hiển thị tiêu cự được thiết đặt hiện hành.

Nếu bạn sử dụng ống fix (cố định), ống kính của bạn sẽ không có vòng xoay chọn tiêu cự. Ống kính này sẽ chỉ hiển thị tiêu cự duy nhất.
Khẩu độ tối đa
Khẩu độ tối đa là mức tối đa mà cửa trập trên ống kính có thể mở tới. Khẩu độ được qui định bằng giá số f: giá số f càng nhỏ thì khẩu độ tối đa càng lớn. Các khẩu độ lớn như f2.8 hay thậm chí lớn cỡ f1.8 thường được sử dụng vì chúng cho phép ánh sáng vào nhiều hơn, nhờ đó bạn có thể chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn mà không bị mờ. Khẩu độ tối đa trên các ống kính thường khác nhau. Khẩu độ tối đa có thể được kí hiệu là một số duy nhất , hoặc được kí hiệu khoảng đầy đủ. Bạn có thể tìm thấy khẩu độ ở cuối ống kính, hoặc trên vòng xoay bộ lọc, hoặc ở cả 2 vị trí này.
giá số f càng nhỏ thì khẩu độ tối đa càng lớn

Khoảng lấy nét

Một số ống kính có ghi chú khoảng lấy nét trên ống kính. Thông thường, khoảng này được kí hiệu bởi cả 2 đơn vị foot (ft) và mét (m). Hãy tìm biểu tượng có ghi số dương ở phía bên trái và biểu tượng vô cực (∞) ở phía bên phải.

Trong hình minh họa, bạn có thể thấy ống kính Canon ở bên trái có ghi khoảng lấy nét ở phía dưới một lớp kính bọc, trong khi ống kính Tamron ở bên phải ghi khoảng lấy nét tối thiểu ngay trên thân ống. Các con số sẽ được thay đổi khi bạn xoay vòng nét.
Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp hãy tắt tính năng tự động lấy nét (AF) trước khi quay vòng nét, vì quay vòng lấy nét trong khi bật AF (Auto Focus) sẽ gây hư hại cho các linh kiện bên trong ống kính, trừ một số loại ống kính cho phép bạn vừa xoay vòng vừa lấy nét tự động mà không hư hại tới phần cơ điều khiển lấy nét tự động bên trong lens.

Đường kính ống kính/kích cỡ kính lọc

Trên ống kính, bạn có thể thấy kí hiệu phi (Φ) đứng cạnh một con số. Biểu tượng này cho biết đường kính của mặt trước ống kính và cũng chính là kích cỡ kính lọc phù hợp để kết hợp cùng ống kính. Bạn có thể thấy biểu tượng này ở cả bên dưới nắp đậy ống kính. Khi cần mua kính lọc, bạn sẽ biết được chính xác đường kính cần chọn là bao nhiêu.

Theo : Lavender & Review

BÀI VIẾT KHÁC

Tìm hiểu máy ảnh : Khẩu độ, độ sâu trường ảnh 22/03/2018 4982

22/03/2018 4982

Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 22 ...khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ.

Filter (Kính lọc) cho ống kính, phụ kiện không thể thiếu cho chiếc ống kính của bạn 03/10/2020 3202

03/10/2020 3202

Filter (Kính lọc) cho ống kính tuỳ thuộc vào từng dòng có tính năng khác nhau như UV tính năng bảo vệ và lọc ánh sáng, CPL kính lọc phân cực giảm phản chiếu ánh sáng, ND dùng giảm ánh sáng

Lý Do Nên Trang Bị Chân Máy Khi Chụp Ảnh 20/02/2024 249

20/02/2024 249

Chân máy là một công cụ cần thiết hỗ trợ cho việc chụp ảnh, mang lại sự ổn định và linh hoạt. Dưới đây là một số lý do nên trang bị chân máy khi chụp ảnh.