top-banner
Đăng nhập
0

Sự đơn giản trong Nghệ thuật nhiếp ảnh phong cảnh

Ngày đăng: 12/08/2021Lượt xem: 2284

Ai cũng đã từng nghe câu nói đã có từ lâu : "đơn giản đến mức ai cũng hiểu". À thì khi bàn tới nghệ thuật nhiếp ảnh phong cảnh, thật khó để đưa ra được một hướng dẫn! Ở nhiều địa điểm (đặc biệt là các địa điểm thu hút khách du lịch), việc tạo ra được những hình ảnh rõ nét và đơn giản sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ giải thích về tư duy của tôi để tạo ra những bức ảnh phong cảnh hấp dẫn, cùng với một số các mẹo thực tiễn và hậu kỳ sẽ giúp bạn thực hiện công việc này.
Được rồi, hãy từ từ, bạn cứ xem ảnh raw dưới đây đã nhé:

Xác định chủ thể
Bức ảnh mô tả rất trực tiếp - chủ đề là tu viện đúng không nào?
À thì đúng vậy nhưng còn thêm một chút yếu tố khác nữa. Ai cũng có thể chụp nhanh một bức ảnh về Tu viện Vlacherna tại Corfu rồi thao thao bất tuyệt với bạn về lịch sử, ý nghĩa và nét đặc trưng địa lý của nơi đây. Nhưng khi tất cả những gì bạn có chỉ là một bức ảnh hai chiều để gửi gắm thông điệp đến người xem, bạn sẽ quyết định được mình cần làm gì để toát lên thông điệp ấy.
Các chủ thể của một hình ảnh thường mang tính cá nhân. Bạn có thể chụp được một hình ảnh rất khác với người đứng ngay cạnh bạn hay cũng vẫn là bạn chụp mà lại ra tấm hình khác. Chủ thể của bức ảnh thì có thể là bất cứ thứ gì. Bạn có thể muốn khắc họa một vật thể hay cấu trúc, một người hay một con vật, một màu sắc, một kỹ thuật trong bố cục, một câu chuyện kể bằng hình ảnh hay thậm chí một cảm xúc hay bầu không khí (tôi mới chỉ kể một số thôi nhé!).
Đối với tôi, hình ảnh ở trên còn nói về:
1. địa điểm kỳ lạ;
2. các cảm xúc của sự cô lập và trầm ngâm; và cả
3. sự thanh bình của toàn khung cảnh.
Nghe thì có vẻ hơi khoe khoang (có thể là vậy), nhưng như tôi đã nói ở trên, việc nắm chắc được chủ đề của mình sẽ giúp truyền tải được thông điệp dễ dàng hơn rất nhiều.
Lột tả được chủ thể
Giờ sẽ đến phần phức tạp hơn một chút. Có những kiểu ảnh đòi hỏi bạn phải thực hiện rất nhiều thao tác, cả ở trên máy lẫn khi xử lý hậu kỳ để giúp truyền tải ý tưởng một cách rõ ràng. Những yếu tố khác về cơ bản sẽ sẵn sàng triển khai ngay khi bạn nhả màn trập. Việc kết hợp hài hòa giữa cảnh thực và con mắt nghệ thuật của bạn cũng thường là một ranh giới mỏng manh, và chỉ có bạn mới tự mình đưa quyết định được. Ngoài ra, cũng không có cách chung nào phù hợp cho mọi điều kiện chụp để làm nổi bật chủ thể, bởi vậy tôi khuyên bạn hãy thử qua nhiều bước/kỹ thuật khác nhau nhất có thể và xem điều gì phù hợp với bạn.
Và đây là bức ảnh đã được cắt xét và hiệu chỉnh.

:

Dưới đây là một số kỹ thuật mà tôi đã sử dụng cho máy ảnh của mình để kể câu chuyện thật đơn giản bằng hình ảnh
Bố cục - khung hình và tiêu cự
Không có gì thanh bình hơn bề mặt nước tĩnh rộng lớn. Điều này chắc chắn ai cũng biết rồi. Với bức ảnh này, tôi đặt máy ảnh sao cho mặt nước ở tiền cảnh được rộng nhất và zoom vào một chút ở tiêu cự 35 mm để loại bỏ các chi tiết gây rối ở các góc của cảnh (xem các liên kết phía dưới để biết thông tin về thiết bị Sony mà tôi đã sử dụng).
Bố cục - sự đối xứng
Ngày hôm đó, mặt nước mềm mại phản chiếu cả bầu trời quang đãng và làm cho hình ảnh cân đối. Vì vậy tôi đặt đường chân trời ở chính giữa ảnh. Nếu bầu trời có nhiều mây đen mang hình thù ấn tượng, bố cục có thể sẽ đặc tả bầu trời nhiều hơn. Còn có một sự đối xứng theo chiều ngang nữa giữa hai hòn đảo trong khung cảnh, khi mà cả hai nơi này đều được đặt gần như ở các đường ngang thứ ba - điều này cũng lại làm cho hình ảnh cân đối.
Phơi sáng lâu
Khi đến đây tôi đã muốn càng ít người xuất hiện trong hình ảnh càng tốt - việc có quá nhiều khách du lịch tập trung một chỗ sẽ làm mất đi sự tĩnh lặng đến mức thiêng liêng mà tôi muốn toát lên từ bức ảnh. Để đạt được điều này, tôi đã kết hợp phơi sáng lâu trong khoảng 60 giây. Với thời gian phơi sáng lâu như vậy, các vật thể chuyển động (trong đó có con người) có xu hướng trở nên bán trong suốt hay thậm chí là biến mất hoàn toàn. Chỉ những chi tiết không chuyển động mới có mặt trong ảnh.
Lưu ý: để có được hiệu ứng này khi chụp vào thời điểm giữa ngày, bạn cần có kính lọc giảm cường độ sáng (kính lọc ND) (trong trường hợp này là 10 bước dừng) kết hợp với việc giảm bớt khẩu độ của ống kính (ở đây là f/14).
3 - Đơn giản hóa hình ảnh và loại bỏ chi tiết rác
Được rồi, giờ thì các chủ thể của bạn đã nổi bật, hãy loại bỏ hoặc giảm thiểu tất cả những thứ khác mà có thể làm sai lệch thông điệp của bức ảnh hoặc làm người xem mất tập trung vào chủ thể chính.
Trên thực tế bạn có thể làm được bằng cách thay đổi cảnh và/hoặc bố cục, tuy nhiên việc này không phải lúc nào cũng khả thi. Khi nói về bước hậu kỳ, với khả năng chỉnh sửa của phần mềm ngày nay, bạn có thể đẩy mọi thứ lên ngưỡng cao nhất và có thể biên tập lại toàn bộ hình ảnh. Điều này vừa có lợi lại vừa có hại. Khi bắt đầu, tôi thường sẽ chần chừ vì thận trọng và tôi muốn giữ được sự tự nhiên.
Trong bức ảnh này, dù có dùng kỹ thuật xếp chồng phơi sáng lâu như tôi đã nói, hình ảnh vẫn sẽ xuất hiện một số dấu vết người di chuyển vào đảo mà tôi muốn loại bỏ đi. Tôi đã sử dụng kết hợp các công cụ xóa điểm, lấp đầy nội dung, cũng như dán và vá cho tấm ảnh này .
 Trước:

Sau:

Và hình ảnh cuối cùng:

Những lời bộc bạch cuối 
Ai cũng có thể nghĩ đến công cụ chỉnh sửa. Nhưng bạn cũng cần biết khi nào không cần Photoshop và chỉ cần nhấn nút xuất. Ở đây, tôi đã không xóa:
1. Cái phao đỏ ở tiền cảnh - Tôi thấy cái phao đó tăng thêm sự cân bằng của bố cục và tạo ra chiều sâu (nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm!).
2. Người đàn ông ngồi trên chiếc ghế dài ở phía gần tu viện - ý tưởng về một hình bóng đơn độc đang ngồi có vẻ rất phù hợp với chủ đề về sự cô lập và thanh bình. Ông ấy đã ngồi im trong khoảng 30 phút nên đã có mặt trong hình.
3. Con đường kết nối tu viện với đất liền - dù chi tiết này cũng nhấn vào cả vẻ đẹp như mơ của khung cảnh lẫn cảm xúc cô lập, theo quan điểm của tôi, nó cũng lại ảnh hưởng quá nhiều đến tính toàn vẹn của bức ảnh.
Hãy nhớ rằng mọi "nguyên tắc" đều có ngoại lệ. Những hình ảnh giàu chi tiết, kết cấu và tính phức tạp đương nhiên cũng ấn tượng, bởi vậy tất cả là ở đôi mắt nhìn của bạn!

Nguồn bài viết : Sony.com.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Sony A7 III và những ống kính tốt nhất 28/03/2018 2309

28/03/2018 2309

mức giá vừa phải trong khi đáp ứng được mọi nhu cầu chụp nên đây sẽ là lựa chọn rất đáng tham khảo khi muốn tìm ống kính đa dụng cho Sony A7 III

Hướng dẫn sử dụng tiếng Việt cho Máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời Fujifilm X-E2S 28/09/2017 2799

28/09/2017 2799

Hướng dẫn sử dụng Tiếng Việt Fujifilm X-E2S, với sách hướng dẫn chi tiết bằng tiếng việt, các thông số từ cơ bản đến nâng cao được hướng dẫn cụ thể trong hướng dẫn sẽ giúp các bạn làm quen cũng như dể dàng hiểu rõ các thông số máy ảnh.

3 Bước Để Tạo Ra Ảo Giác Là Mặt Trăng Lớn Hơn 13/08/2021 2066

13/08/2021 2066

Bạn đã từng cố kết hợp mặt trăng vào ảnh phong cảnh, chỉ để nhận ra rằng nó xuất hiện không ấn tượng như mong đợi? Sau đây là một vài thủ thuật nhanh về cách lập bố cục ảnh của bạn sao cho mặt trăng có sự hiện diện mạnh hơn. (Người trình bày: Toshiki Naka