top-banner
top-banner
Đăng nhập
0

Chụp Ảnh Chân Dung Có Bokeh Hậu Cảnh Ở Điều Kiện Ngược Sáng - Một vài mẹo giúp bạn xử lý

Ngày đăng: 21/06/2021Lượt xem: 2142

Khi chụp ảnh chân dung ngược sáng vào ban ngày, trong phần lớn trường hợp khuôn mặt của đối tượng sẽ bị tối. Để tránh xảy ra tình trạng này, một kỹ thuật sử dụng đèn flash hiệu quả là đồng bộ ban ngày cũng được gọi là chụp phủ flash. Có thể sử dụng kỹ thuật đồng bộ ban ngày với đèn flash tích hợp. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng một kỹ thuật đèn flash khác được gọi là đồng bộ tốc độ cao, là một trong những tính năng trên đèn flash gắn ngoài, bạn có thể chụp chân dung với hậu cảnh nhòe đẹp ("bokeh hậu cảnh"). Điều này có thể làm nổi bật đối tượng của bạn trong ảnh, nhất là khi bạn sử dụng một ống kính sáng. (Người trình bày: Teppei Kohno)

EOS 760D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/500 giây)/ ISO 100/ WB: Flash/ Flash ngoài (Đồng bộ tốc độ cao)

Với đồng bộ tốc độ cao bạn có thể chụp với khẩu độ mở rộng

Thủ tục chụp
A: Sử dụng ống kính sáng
B: Cài đặt đèn flash ngoài thành chế độ đồng bộ tốc độ cao
C: Chọn Aperture-priority AE và cài đặt khẩu độ lớn nhất
D: Lấy nét ở đối tượng và chụp

Đồng bộ tốc độ cao là gì?
Hầu hết máy ảnh có một giá trị được gọi là ‘tốc độ đồng bộ tối đa’. Điều này có nghĩa là bạn không thể sử dụng tốc độ cửa trập cao hơn tốc độ đồng bộ tối đa đã cho biết khi chụp với đèn flash. Với hầu hết máy ảnh, tốc độ đồng bộ tối đa là 1/200 giây, mặc dù nó khác nhau tùy máy ảnh được sử dụng. Đồng bộ tốc độ cao là một đặc điểm của đèn flash ngoài, cho phép người dùng "vượt qua" tốc độ đồng bộ tối đa này, và chụp với đèn flash ở tốc độ cửa trập cao bất kể ở tình huống gì.

Nó ảnh hưởng thế nào đến bokeh hậu cảnh?
Khi sử dụng đèn flash tích hợp để chụp cảnh sáng ngoài trời, cần phải khép khẩu để tránh dư sáng, làm cho bạn không thể làm nhòe hậu cảnh nhiều. Nếu bạn chụp chân dung vào ban ngày và muốn sử dụng khẩu độ tối đa để tạo ra bokeh hậu cảnh mất nét đẹp, bạn sẽ cần phải sử dụng đèn flash ngoài.

Tôi có thể sử dụng đồng bộ tốc độ cao bằng cách nào?
Để chụp chân dung chẳng hạn như ảnh trên dùng đồng bộ tốc độ cao, trước tiên bạn sẽ cần có một ống kính sáng, có khẩu độ tối đa lớn (số f nhỏ). Sau đó, sau khi gắn đèn flash ngoài và bật nguồn, cài đặt đèn flash thành chế độ đồng bộ tốc độ cao. Cài đặt chế độ phơi sáng thành Aperture-priority AE và chọn một số f nhỏ, chẳng hạn như f/1.8. Bằng cách lấy nét ở đối tượng và nhả cửa trập, đèn flash ngoài sẽ tự động nháy và bạn sẽ có thể chụp được ảnh đồng bộ ban ngày, nhưng có hậu cảnh nhòe.

Để cài đặt đồng bộ tốc độ cao, nhấn nút được cho biết bằng số "1" trên đèn flash ngoài một lần. Khi tính năng này được bật, một biểu tượng gần số "2" sẽ xuất hiện. Để khôi phục thiết lập bình thường, nhấn cùng nút "1" này hai lần, và biểu tượng sẽ biến mất, vô hiệu tính năng đồng bộ tốc độ cao (trong trường hợp là đèn Speedlite 430EX III-RT).

THỦ THUẬT: Với đồng bộ tốc độ cao, bạn có thể làm nhòe hậu cảnh mà không bị lóa sáng
Khi chụp ảnh chân dung ở điều kiện ngược sáng, khuôn mặt của đối tượng sẽ khá tối, như ví dụ không đẹp #1 bên dưới. Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng bù phơi sáng hoặc đèn flash tích hợp, nhưng cả hai đều có những bất lợi, được giải thích thêm trong các ví dụ không đẹp #2 và #3 bên dưới. Để có được ảnh trong đó bạn không chỉ có mức phơi sáng tối ưu không bị lóa, mà còn có hiệu ứng bokeh hậu cảnh đẹp, bạn sẽ cần phải sử dụng đồng bộ tốc độ cao.

Ví dụ không đẹp #1: Không có đèn flash

EOS 760D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/1.000 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Chụp ở điều kiện ngược sáng mà không có đèn flash sẽ dẫn đến đối tượng bị tối. Có thể làm nhòe hậu cảnh, nhưng chúng ta muốn chụp sáng đối tượng.

Ví dụ không đẹp #2: Có bù phơi sáng

EOS 760D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/1,8, 1/500 giây, EV+1)/ ISO 100/ WB: Auto
Dùng bù phơi sáng cho phép bạn khắc họa đối tượng sáng hơn đồng thời vẫn có hậu cảnh nhòe. Tuy nhiên, vì hậu cảnh cũng trở nên sáng hơn, ảnh có vẻ dư sáng.

Ví dụ không đẹp #3: Với đèn flash tích hợp dùng đồng bộ ban ngày

EOS 760D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/4, 1/200 giây)/ ISO 100/ WB: Đèn Flash/ Đèn Flash Tích Hợp
Dùng đèn flash tích hợp, cài đặt thành đồng bộ ban ngày, sẽ chụp sáng đối tượng và làm mất nét hậu cảnh phần nào, nhưng vì bạn không thể cài đặt tốc độ cửa trập cao hơn 1/200 giây, chỉ có thể mở khẩu đến f/4. Đó là lý do tại sao hiệu ứng bokeh ở hậu cảnh không mất nét nhiều lắm, như được thấy từ kích thước của vòng tròn bokeh. Một việc chúng ta vẫn cần phải xử lý.

Ví dụ đẹp: Chụp với đồng bộ tốc độ cao

EOS 760D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm (tương đương 80mm)/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/1.250 giây)/ ISO 100/ WB: Đèn Flash/ Đèn Flash Ngoài (Đồng bộ tốc độ cao)
Bằng cách cài đặt đèn flash thành High - Speed Synch, sẽ không có giới hạn đối với tốc độ đồng bộ tối đa, cho phép bạn chụp ở tốc độ cửa trập cao ở khẩu mở, ngay cả ở cảnh ban ngày ngoài trời. Với ví dụ bên trên, khẩu độ được cài đặt lớn ở f/1.8 và có thể khắc họa đối tượng sáng với bokeh hậu cảnh mượt mà, lớn.

Bạn có thể tham khảo các dòng đèn Flash và được hổ trợ tư vấn và hướng dẫn sử dụng tận tình tại Mayanh24h.com

=> https://mayanh24h.com/den-flash-may-anh.html

Nguồn bài viết: snapshot.canon-asia.com

BÀI VIẾT KHÁC

Muốn Chụp Pháo Hoa, Cần Chuẩn Bị Gì? 25/12/2023 720

25/12/2023 720

Để giúp bạn có những bức ảnh pháo hoa ấn tượng, hãy thử áp dụng những bí kíp sau.

Ảnh Macro - Nghệ Thuật Phía Sau Tấm Ảnh Chụp Hoa Mờ Ảo 27/09/2021 2432

27/09/2021 2432

Ảnh Macro để có được cảm giác mờ ảo, mơ màng, tạo ra hiệu ứng bokeh mờ mịn, "phồng" và độ nét và chính xác hình ảnh cần đòi hỏi một số kinh nghiệm setup máy và vật thể chụp phù hợp.