Olympus E-P1 vẻ đẹp cổ điển ấn tượng
Ngày đăng: 06/12/2017Lượt xem: 2388Ngoại hình gợi cảm
Vỏ ngoài của E-P1 được chế tác thủ công rất cẩn thận để đem tới cảm giác như họ đang sở hữu một chiếc máy ảnh compact chuyên nghiệp. Khung máy làm bằng thép không gỉ, được chạm khắc tinh tế, E-P1 tạo cho bạn ấn tượng về một chiếc máy ảnh mạnh mẽ với vẻ đẹp quyến rũ.
Tuy nhiên, chính vì thế mà máy có trọng lượng khá lớn, gây một vài khó khăn cho người dùng trong một số trường hợp. Cùng với thiết kế thanh lịch của mình, giao diện sử dụng của E-P1 cũng khá đơn giản và dễ sử dụng. Cách thiết kế vị trí các nút bấm, 4 phím điều hướng và bánh xe di chuyển rất linh hoạt và thuận tiện.
Olympus thu nhỏ kích thước đến mức tối thiểu hệ cơ này không có kính ngắm quang học mà ngắm qua LCD, không có đèn flash tích hợp và nhất là không có gương phản chiếu (vì máy không có ống ngắm quang). E-P1 vẫn có màn trập như máy SLR với cảm biến kích thước 4/3”, tỉ lệ 4:3 và có chức năng chống bụi bằng sóng âm. . Ngoài ra, Olympus dùng cảm biến Live MOS do chính họ kết hợp với Panasonic phát triển, được cho là kết hợp được những ưu điểm của công nghệ CCD và CMOS trước đây - chất lượng hình ảnh tốt, giảm thiểu nhiễu và tiêu tốn ít năng lượng. Một điểm đáng chú ý khác là Olympus E-P1 dùng ngàm ống kính trong hệ 4/3” (Four Third) nhưng cải tiến cho nhỏ hơn, thành ngàm Micro Four Third (có thể dùng được với ống kính 4/3” nhờ adapter). Do đó, hình ảnh sẽ có tỉ lệ 4:3, hơi vuông hơn tỉ lệ 3:2 của các dòng máy SLR hay máy phim 35mm thường thấy.
Điểm trừ có lẽ chỉ ở thiết kế của các ống kính đi kèm. Việc chúng được làm bằng nhựa sẽ khiến nhiều người không hài lòng, nhưng lại là một điểm hợp lý khi Olympus cố gắng giảm trọng lượng ống kính bù cho phần thân máy, nên thân khá nặng. Mặc dù vậy, chất lượng của ống kính thì cũng không khiến bạn thất vọng. Chế độ chụp tự động của E-P1 không cho chất lượng tốt như mong đợi, giống các máy DSLR khác của Canon hay Nikon. Tuy nhiên, nếu sử dụng chế độ chụp IA có sẵn, chất lượng hình ảnh lại rất đẹp. Một ghi nhận khi dùng thử là máy chụp trong sáng yếu không tốt, dù không tích hợp đèn flash.
Do cảm biến nhỏ, không có gương phản chiếu nên Olympus “gói gọn” máy hơn nữa vì chiều dài từ ống kính đến cảm biến được rút ngắn thêm khoảng 6mm. Nhược điểm của hệ ống kính 4/3” là do cảm biến nhỏ (đường chéo 4/3”, tương đương 17,3x13mm) nên chất lượng hình ảnh không mấy hứa hẹn so với cảm biến kích thước lớn hơn; tỉ lệ 4:3 không mấy phù hợp với tầm nhìn của mắt người. Bạn vẫn có thể chỉnh tỉ lệ ảnh sang tỉ lệ khác nhưng không đạt được độ phân giải cao nhất. Bạn có ít chọn lựa về ống kính cho E-P1, chỉ có M.Zuiko Digital 17mm f2.8 và M.Zuiko Digital ED 14-42 f3.5-5.6 (có 2 màu đen và bạc), có ngàm Micro 4/3” dành riêng cho E-P1. Ngoài ra, bạn cũng chỉ có 4 chọn lựa về đèn flash (FL-14, FL50R, FL-36R và FL-20). Kèm theo máy có kính ngắm quang VF-1, gắn trên đế của flash, tương đương ống kính 1 khẩu M.Zuiko Digital 17mm f2.8. E-P1 có lớp vỏ bằng kim loại trông rất cổ điển, pha lẫn chất công nghệ qua hệ thống điều chỉnh mặt sau máy. Mặt trên và dưới của máy bằng nhôm, còn mặt bên là thép không gỉ với tông màu bạc sáng, trau chuốt từng góc cạnh. Vùng tay cầm có miếng đệm da, vừa cổ, vừa hiện đại. Gắn cả ống kính 1 khẩu f2.8, pin và thẻ nhớ, máy nặng 484g nên bạn sẽ có cảm giác khá “chắc tay” trong những tình huống chụp tốc độ chậm. Bố trí các nút điều chỉnh của máy rất dễ thao tác, phím bấm, vòng xoay lớn. Màn hình LCD 3” cho hình ảnh rất sắc sảo, sáng ngay cả ngoài trời nắng gắt. Máy dùng pin lithium-Ion và có lẽ nhờ vào cảm biến Live MOS và không có đèn flash nên thời gian sử dụng pin rất lâu. Thử nghiệm sơ bộ khi chụp cả ngày ngoài trời pin vẫn chưa cạn.
Tính năng mạnh mẽ
E-P1 không chỉ kết hợp được về thiết kế của dòng máy ngắm-chụp và SLR mà còn có cả những tính năng tiên tiến trên cả 2 dòng máy này. Ví dụ khả năng chống rung cảm biến IS (Image Stabilizer) với 3 mức độ, tự động khử bụi cho cảm biến bằng sóng siêu âm, nhiều chế độ chụp định sẵn bên cạnh các chế độ chụp A, M, S cho bạn tự chỉnh tốc độ, khẩu độ, xử lý ảnh sau khi chụp, chụp hiệu ứng và đặc biệt là khả năng quay video độ nét cao (1280x720) có âm thanh. Giao diện của máy khá thân thiện, dễ truy cập và thao tác. Máy hoạt động khá nhanh, bạn có thể chụp được ngay khi vừa bật máy. Chức năng xem lại hình ảnh khá thuận tiện, nhất là tính năng duyệt theo ngày tháng. Chức năng nhận diện gương mặt khá hiệu quả, không chỉ ở chế độ chụp mà cả khi xem lại nhờ máy tự động zoom vùng có khuôn mặt ...
Thử nghiệm trên ống kính M.Zuiko Digital 17mm f2.8, chiếc Olympus E-P1 12,3Mp cho hình ảnh rất tốt, cân bằng trắng hiệu quả, nhận diện điều kiện sáng rất tốt và tỏ ra rất “có duyên” với ảnh chân dung, cận cảnh vì màu sắc tươi, thực. Màu da người thể hiện tự nhiên dưới ánh sáng trời, tuy vậy, lại hơi ngả xanh dương khi chụp trong bóng râm. Đáng chú ý là ảnh chụp đêm rất ít bị hạt, có thể đây là “quả ngọt” từ cảm biến Live MOS, cho dù chụp ở ISO cao 1600 hay thậm chí 3200, hạt xuất hiện nhiều nhưng các mảng tối trông vẫn “dễ chịu” hơn nhiều nếu so với các model khác dùng cảm biến CMOS hay CCD. Với chức năng chống rung IS thiết lập ở mức 3 (cao nhất), bạn có thể cầm máy trong tay, tự tin chụp với tốc độ 1/10 giây không cần flash. Chất lượng phim HD cũng khá tốt, hình ảnh sắc nét tuy màu sắc hơi bị “chai” và chưa thật tươi.
Tuy nhiên, một số điểm yếu của E-P1 là xử lý ảnh chụp chế độ Art (hiệu ứng) còn chậm, lấy nét tự động khi quay phim chưa ổn định.
Có thể Olympus E-P1 có quá nhiều tính năng đối với người dùng phổ thông chỉ cần chiếc máy ngắm chụp gọn nhẹ nhưng thực sự là “món quà” cho người dùng bán chuyên nghiệp. E-P1 có thể đáp ứng cho người đang dùng máy ngắm-chụp nhưng muốn lên DLR hay người đang dùng máy DLR nhưng ngại sự cồng kềnh. Nếu bạn đã tinh thông nhiếp ảnh và đang tìm model ống kính rời nằm gọn trong lòng bàn tay, thiết kế hoài cổ nhưng nhiều tính năng hiện đại, chất lượng ảnh tốt thì E-P1 rất phù hợp.
E-P1 không gây ấn tượng với chế độ quay video. Nó có khả năng quay video 720p nhưng lại không sử dụng codec AVCHD ngay cả trong phiên bản rút gọn. Thêm nữa cũng không có nhiều tùy chỉnh cho người dùng trong chế độ này, khả năng quay video của E-P1 cũng chỉ tốt khi sử dụng trong điều kiện ánh sáng ngoài trời.
Theo Akihabaranews, với vẻ ngoài cuốn hút, chất lượng ống kính rất tốt, E-P1 thật sự đã đem đến nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Người dùng cuối cùng cũng có thể đạt đến chất lượng ảnh DSLR trong một chiếc máy có dáng hình nhỏ gọn. Tuy nhiên, giá, cũng như hạn chế trong khả năng quay video đã làm cho E-P1 gặp phải những khó khăn cho những người muốn sở hữu một chiếc máy ảnh số ống kính rời.
Ưu điểm: Gọn nhẹ, thiết kế rất đẹp, vừa cổ điển, vừa hiện đại; Chất lượng ảnh rất tốt, ảnh ít nhiễu hạt; Pin dùng lâu; Quay phim chất lượng HD 720p
Khuyết điểm: Hệ ống kính chỉ có 2 model; Ít khả năng zoom (tối đa 3x với ống kính M.zuiko Digital ED 14-42 f3.5-5.6); Không có đèn Flash tích hợp
Theo : Sohoa
BÀI VIẾT KHÁC
Hasselblad công bố máy ảnh H6D-400c: chụp ảnh 400MP, dung lượng ảnh 2.4GB 19/01/2018 3436
Không chỉ đem lại ưu thế về độ phân giải, công nghệ dịch chuyển cảm biến và chụp nhiều ảnh còn giúp máy ảnh có nhiều dữ liệu hơn, đem lại màu sắc chính xác hơn
Nikon ra mắt ống Nikkor 180-400mm F4E với teleconverter 1.4X tích hợp 09/01/2018 3228
Ống kính có 27 thấu kính với nhiều lớp tráng phủ cao cấp nhất của Nikon hiện nay: 1 thấu kính fluorite, 8 thấu kính extra-low-dispersion và các lớp tráng phủ fluorine, Nano Crystal and Super Integrated. Lá khẩu của ống kính này là loại lá khẩu từ tính
Canon giới thiệu 2 ống kính mới, Canon RF 16mm F2.8 STM và Canon RF 100-400mm F5.6-8 is 11/09/2021 2081
Canon giới thiệu 2 ống kính mới nhất hệ ngàm RF cho các dòng máy canon EOS R series, một ống kính fix RF 16F2.8 và 1 ống tele RF 100-400mm có chống rung.